Nội dung chính
Lớp (class) trong lập trình hướng đối tượng Java rất quen thuộc đối với những người đã học qua OOP, tương tự với bất kỳ các ngôn ngữ khác lập trình theo hướng OOP. Class luôn rất quan trọng và được sử dụng một cách thường xuyên. Vậy cách xây dựng lớp đối tượng trong Java như thế nào? Cách sử dụng làm sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tất cả trong bài hôm nay.
1. Class là gì?
Lớp (Class) là một khái niệm trừu tượng bao gồm các đối tượng có thuộc tính (attributes) và phương thức (method), trong đó đối tượng là một thể hiện cụ thể của lớp.
2. Tạo lớp và đối tượng
– Một lớp dùng để định nghĩa một kiểu dữ liệu mới
– Cú pháp khai báo lớp
[html] class <Name_Class> {…
}
[/html]
Ví dụ :
[html] class TamGiac {// Cac khai bao trong lop tam giac
}
[/html]
– Quy tắc đặt tên lớp :
+ Tên lớp nên là một danh từ
+ Tên lớp có thể gồm nhiều ký tự, ký tự đầu tiên của mỗi từ nên viết hoa
+ Tên lớp nên đặt đơn giản, dễ nhớ và có ý nghĩa
+ Tên lớp không được trùng với từ khóa của Java
+ Tên lớp không thể bắt đầu bằng số, nhưng có thể bắt đầu bằng dấu $ và dấu gạch dưới _
3. Biến thực thể
– Mô tả trạng thái của đối tượng
– Mỗi đối tượng đều có 1 bản sao của biến thực thể
Ví dụ:
[html] class TamGiac {public double a,b,c;
// a,b,c la 3 bien thuc the mo ta thong tin
// doi tuong thuoc lop TamGiac
}
[/html]
4. Các chỉ định từ truy xuất
– public : Mang ý nghĩa công khai, tất cả các đối tượng đều có thể truy xuất được
– private : Mang ý nghĩa riêng tư nghĩa là chỉ có chính đối tượng ở trong class hiện tại mới được phép truy xuất
– protected : Mang ý nghĩa bảo vệ tức là lớp hiện tại và các lớp kế thừa nằm trong 1 package mới được phép truy xuất
– default : giá trị mặc định
5. Phương thức khởi tạo
– Là phương thức (method) đặc biệt dùng để khởi tạo các biến thành viên của lớp.
– Tên của hàm dựng trùng với tên lớp và hàm dựng không có kiểu trả về
– Được gọi tự động khi đối tượng được tạo ra
– Có 2 loại hàm dựng :
+ Hàm dựng mặc định
+ Hàm dựng có tham số
Ví dụ :
6. Phương thức tính toán xử lý
– Một phương thức được định nghĩa để cài đặt cho một hành động của đối tượng
– Ví dụ :
Lời kết : Kết thúc bài hôm nay chúng ta đã nắm rõ được Class là gì? Cách xây dựng lớp đối tượng trong Java như thế nào? Bài tới chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết các đặc điểm quan trọng trong lập trình OOP như kế thừa, abstract, interface, đa hình trước khi đi vào giải tất cả các bài tập liên quan.
Chúc bạn thành công!
#Cùng chuyên mục : Hướng dẫn học lập trình Java căn bản