Tính kế thừa trong lập trình hướng đối tượng Java

tính kế thừa trong lập trình hướng đối tượng

Sau khi chúng ta đã tìm hiểu cách xây dựng lớp đối tượng trong Java ở bài trước, bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một trong những đặc điểm căn bản và quan trọng trong lập trình OOP đó là tính kế thừa.

Kế thừa là gì?

– Là quá trình mà các thuộc tính và hành vi được truyền từ thực thể cha đến thực thể con. Kế thừa giúp tránh phải tạo các tính chất và hành vi đã có sẵn và sử dụng lại cái đã có sẵn để tạo ra thực thể mới.

Tính năng và thuật ngữ :

– Lớp mới mà kế thừa các thuộc tính và phương thức gọi là lớp con (subclass)

– Lớp tồn tại mà cho phép lớp con kế thừa các phương thức và thuộc tính gọi là lớp cha (superclass)

– Lớp con :

+ Sử dụng từ khóa extends để tạo ra lớp con

+ Một lớp con chỉ có thể kế thừa trực tiếp từ một lớp cha

+ Nếu lớp con không kế thừa từ lớp cha nào hết, mặc định xem như nó kế thừa từ lớp cha tên là object

+ Lớp con chỉ có thể truy cập những thành phần có đặc tả non-private và có thể định nghĩa những thành phần riêng

+ Hàm dựng không được kế thừa

tính kế thừa trong lập trình hướng đối tượng

– Tham chiếu đến lớp cha : dùng từ khóa super

+ Gọi hàm khởi tạo : super(<đối số>)

+ Gọi hàm thường : super.tên hàm (<đối số>)

Ví dụ :

Bài viết liên quan  Sử dụng các từ khóa super, this, static trong OOP

tính kế thừa trong lập trình hướng đối tượng 002

 

Lời kết : Tính kế thừa trong lập trình hướng đối tượng Java là một trong những tính chất quan trọng vì vậy bạn cần nắm được ý nghĩa và cách sử dụng để làm nền tảng cho các bài toán OOP phức tạp sau này.

Chúc bạn thành công!

 

1.2/5 - (4 bình chọn)