Nội dung chính
Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu khu vực cấu hình settings trong wordpress toàn tập, đây là phần rất quan trọng trong wordpress, là nơi để chúng ta cấu hình các chức năng của website và các plugin có thể có khi chúng ta cài thêm. Khi mới bắt đầu học wordpress thì settings là nơi khiến nhiều người chú ý nhất nhưng ít người hiểu rõ ý nghĩa của nó nhất là khi chúng ta để ngôn ngữ Dashboard là English.
Cấu hình Settings trong wordpress như sau:
1. General
– Site Title: Tên của website.
– Tagline: Mô tả của website.
– WordPress Address (URL): Đường dẫn của website.
– Site Address (URL): Đường dẫn cho các bài viết, nhập giống WordPress Address.
– E-mail Address: Địa chỉ email của người quản trị.
– Membership: Bật tính năng đăng ký thành viên.
– New User Default Role: Quyền thành viên mặc định sau khi đăng ký.
– Timezone: Múi giờ trên website.
– Date Format: Kiểu định dạng ngày tháng năm.
– Time Format: Kiểu định dạng giờ phút giây.
– Week Start On: Ngày bắt đầu của một tuần.
2. Writing
Các thiết lập liên quan đến việc đăng bài.
– Formatting: Các thông số định dạng bài viết.
– Default Post Category:Category mặc định cho post.
– Default Post Format: định dạng bài viết mặc định, không phải theme nào cũng có tính năng này.
– Press This: Tính năng viết bài nhanh, muốn dùng thì kéo nút Press This lên thanh bookmark của browser. Trong 1 trang web, chọn text rồi nhắp Press this thì form post bài hiện ra với nội dung có sẵn cho bạn.
– Post via e-mail: cấu hình tính năng đăng bài thông qua gửi email. Gởi mail tới hộp thư rồi vào localhost/tinhay/wp-mail.php để lấy post từ hộp thư.
– Update service: danh sách ping server giúp bạn báo nhanh cho search engine về bài viết mới đăng
3. Reading
Các tùy chỉnh ở đây sẽ tác động đến việc xem bài trên website.
– Front page displays: Cách hiện của trang chủ.
Your lastes posts: Những bài mới nhất
A static page: Chỉ định 1 bài nào đó làm trang chủ.
– Blog pages show at most: Số bài viết hiện ra post page hoặc trang chủ.
– Syndication feeds show the most recent: Số bài viết hiện trong RSS Feed.
– For each article in a feed, show: Kiểu hiển thị nội dung ở RSS Feed, nếu bạn chọn Summary thì chỉ hiện một phần bài viết ở RSS Feed.
– Search Engine Visibility: chặn bot tìm kiếm. Các bot tìm kiếm sẽ không vào được nếu bạn check.
4. Discussion
Thiết lập các tùy chỉnh liên quan đến tính năng bình luận trên trang.
– Default article settings: các thông số chung dành cho tính năng bình luận có trong các bài viết, nên chọn hết.
– Other comment settings: Một số tùy chọn thêm cho tính năng bình luận, nên để nguyên.
– E-mail me whenever: Bật tính năng gửi email khi có comment mới hoặc comment đang chờ duyệt.
– Before a comment appears: Tắt/mở tính năng duyệt bình luận của thành viên.
– Comment Moderation: tính năng tự chuyển comment vào trạng thái chờ duyệt khi có số liên kết chứa trong nội dung bình luận tương ứng.
– Comment Blacklist: liệt kê các từ xấu cấm viết trong bình luận.
– Avatar: tính năng hiển thị avatar của người bình luận.
5. Media
Mỗi khi bạn upload một hình thì wp sẽ nhân lên thêm 3 hình với kích thước khai báo ở đây. Nếu muốn tắt để tiết kiệm dung lượng thì đưa về là 0.
6. Permalinks
Thiết lập đường dẫn tĩnh cho các posts, pages, categories, tags thay vì đường dẫn động. Bạn có thể chọn cấu trúc có sẵn để nó hiển thị hoặc tự đặt cấu trúc ở phần Custom Structure. Nên dùng Post name hoặc Custom Structure với giá trị là /%category%/%postname%.html thì sẽ tốt cho SEO hơn.
Lời kết : Việc cấu hình Settings trong wordpress không quá khó khăn nhưng lại rất quan trọng trong quá trình bạn setup một website, khi bạn nắm được các thông số này một cách thuần thục thì đến lúc cấu hình các mã nguồn mở khác như joomla, opencart… sẽ không gặp quá nhiều khó khăn nữa.
Chúc bạn thành công!